[Thông báo] Chuyển nhà qua wikilinux.vn

Xin chào tất cả các bạn.

Sau một thời gian dài đi vào hoạt động hết sức tích cực và có chất lượng. Hiện chúng tôi đã tìm được nhà tài trợ về server, chúng tôi đã tiến hành chuyển đổi từ  qua

Ngày hôm nay chúng tôi xin vui mừng thông báo, hoạt động tiếp theo của nhóm Wikilinux sẽ được cập nhật tại .

Hãy đồng hành cùng chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn.

tee – chuyển hướng tới hai output đồng thời


Chắc hẳn các bạn đã biết chuyển hướng dòng lệnh từ kết quả của một lệnh làm đầu vào cho một dòng lệnh khác thông qua pipe (cơ chế đường ống).

$ ls -l | less

Kết quả của lệnh ls -l sẽ được chuyển thành đầu vào cho lệnh less thông qua đường ống ( thực hiện bằng |)


Tuy nhiên khi bạn muốn muốn lưu kết quả vào một file, lại vừa muốn đưa kết quả đó vào đầu vào của lệnh khác hoặc hiển thị kết quả đó trên màn hình. Pipe không hỗ trợ việc đó. Cách đơn giản mà tôi nghĩ đến ở đây là dùng kết quả của câu lệnh thứ nhất lưu vào một file và dùng file đó làm đầu vào cho lệnh tiếp theo:

$ ls -l >file.txt;less file.txt

Continue reading

Chuyển hướng xuất/nhập trong linux

1. Giới thiệu

Trên hầu hết các hệ điều hành nói chung và Linux/Unix nói riêng thì có 3 dòng xuất nhập chuẩn (I/O) là STDIN, STDOUT và STDERR mà chức năng tương ứng là dòng nhập chuẩn, dòng xuất chuẩn và dòng xuất lỗi chuẩn. Chúng được gọi là các open file và hệ thống gán cho mỗi file này một con số gọi là file descriptor. Ba con số tương ứng với 3 dòng xuất nhập chuẩn ở trên là 0, 1 và 2. Cụ thể:
standard input → stdin → 0<
standard output → stdout → 1>
standard error → stderr → 2>
Trong C++ thì 3 dòng xuất nhập chuẩn này tương ứng với 3 đối tượng cin, cout cerr.
Chú ý: Trong bài tut này thì mình sử dụng Bourne shell trong đó dấu $ thể hiện user bình thường và # thể hiện user root. Tuy nhiên hầu hết nội dung trong bài này có thể áp dụng với một số loại shell khác như sh, csh, tcsh… Với C chell (csh, tcsh) thì không sử dụng được các con số (file descriptor). Continue reading

Xoá comment khi đọc file cấu hình

Đối với số đông người dùng Linux thì việc đọc file cấu hình là điều hết sức quen thuộc như file cấu hình apache, nginx, mysql, vsftpd, dhcpd, nagios, … Nhưng đôi khi các dòng comment trong file cấu hình làm chúng ta mất tập trung, khả năng khái quát toàn bộ file cấu hình bị giảm đi.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để loại được toàn bộ dòng comment và dòng trống ra khỏi file cấu hình.

Chúng ta có thể làm điều đó hết sức đơn giản với chỉ 1 lệnh egrep, và đây là cách mà chúng tôi làm

alias rmcmt='egrep -v "(^[[:blank:]]*#)|(^[[:blank:]]*$)"'

Continue reading

Tự động đổi hình nền Gnome với shell script

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn viết một shell script đơn giản để thay đổi hình nền một cách ngẫu nhiên cả thời gian và hình ảnh.

Dưới đây là đoạn script thay đổi hình nền:

#!/bin/bash
# chwall.sh is tool auto changing wallpaper on Linux
# chwall.sh là tool tự động đổi hình nền Desktop trên Linux
# --------------------------------------------------------------------------
# Copyright (c) 2012 Wiklinux project <https://wikilinux.wordpress.com/>
# This tool is licensed under GNU GPL version 2.0
# Written by: Xuta Le (xuta.le@gmail.com) and Monkey Kju (monkey.kju@gmail.com)
# --------------------------------------------------------------------------
# Last updated on Jul/01/2012
# --------------------------------------------------------------------------

# Random time, if value = 0, continue
# else, quit
# 0-2 here is mean number will be have value from 0 to 2
RAN=$(shuf -i 0-2 -n 1)
[ ! $RAN -eq 0 ] && exit 1

#Picture directory
DIR="/home/monkey/Pictures/wall"

# Random 1 picture dicrectory
PIC="file://$DIR/"$(ls ${DIR} | grep -E "*.PNG|*.jpg|*.png|*.JPG" | shuf -n1)

# Set Background Image
gsettings set org.gnome.desktop.background picture-uri "${PIC}"
exit 0

Continue reading

Khám phá tput – một số điều thú vị cho terminal của bạn

tput là gì?

tput là môt tiện ích dùng để khởi tạo và điều khiển phiên làm việc terminal của bạn thông qua cơ sở dữ liệu terminfo. Sử dụng tput bạn có thể tùy chỉnh một số khả năng của terminal như di chuyển hay thay đổi con trỏ, thay đổi các thuộc tính của văn bản, và làm rõ ràng một số vùng đặc biệt trên màn hình terminal.

Cơ sở dữ liệu terminfo là gì?

Cơ sở dữ liệu terminfo trong các hệ thống UNIX và UNIX-like định nghĩa các thuộc tính, khả năng của terminal và máy in bao số dòng, số cột của cột của từng thiết bị (terminal và máy in) và các thuộc tính của văn bản được gửi đến thiết bị. Các chương trình thông dụng sử dụng cơ sở dữ liệu terminfo cho các thuộc tính cũng như số thứ khác là vi, vim, emacs hay man.

Tiếp theo chúng ta sẽ bắt đầu với một ví dụ đơn giản:

tput sc ; tput cup 10 30 ; echo “Cursor move to 10/30” ; tput rc

và kết quả của dòng lệnh trên như sau:

Continue reading

Cài đặt Oracle JDK 7 cho Linux

Sun Java Development Kit (Sun JDK) một cái tên quen thuộc với những người phát triển phần mềm bằng ngôn ngữ Java. Sun JDK được phát triển bởi Sun Microsystems và được công bố bản quyền thông qua giấy phép GPL (GNU General Public License). Tuy nhiên sau thương vụ mua bán đình đám của Oracle vào năm 2009, Sun Microsystems đã bị Oracle thâu tóm và Java cũng không là ngoại lệ. Ngay sau đó Oracle đã chuyển giấy phép sử dụng của JDK sang BCL (Oracle Binary Code License) nhằm mục đích thương mại hóa sản phẩm này. Kể từ đó Sun JDK ( hay giờ là Oracle JDK) không còn được giữa tại các kho chứa phần mềm của các phiên bản Linux mà được thay thế vào đó là OpenJDK. OpenJDK được phát triển từ mã nguồn của Sun JDK do Sun Microsystems đóng góp cho cộng đồng mã nguồn mở năm 2007 (08/05/2007). OpenJDK có rất nhiều tính năng mới mà nhanh hơn. Tuy nhiên do tính ổn định của Oracle JDK nên nó vẫn được lựa chọn sử dụng nhiều hơn cho việc phát triển phần mềm bằng Java. Sau đây là cách cài đặt Oracle JDK 7 trên Linux: Continue reading

grep

grep là gì?

grep là viết tắt của cụm từ “Global Regular Expression Print“. Đây là một tiện ích dòng lệnh dùng cho việc tìm kiếm các dòng phù hợp với biểu thức tìm kiếm trong tập dữ liệu văn bản. grep ban đầu được phát triển hệ điều hành Unix, tuy nhiên ngày nay grep đã được sử dụng trong tất cả các hệ điều hành Unix-like.

Cú pháp :

grep [OPTIONS] PATTERN [FILE…]

Sau đây là cách sử dụng của lệnh grep thông qua một số ví dụ:

  • Highlight từ khóa trong dòng kết quả bằng màu (color).

    Trước hết chúng ta cần thiết lập biến môi trường GREP_COLOR

    Cú pháp như sau:

$export GREP_COLOR=’kiểu_hiển_thị;màu_kí_tự;màu_nền’

Continue reading

Linux là gì? Lịch sử phát triển của Linux.

Chào các bạn.

Hôm nay mình xin viết một bài về Linux là gì? Quá trình phát triển của Linux như thế nào?

I. LINUX LÀ GÌ

Linux là một hệ điều hành máy tính giống Unix (Unix-Like) được phát được phát triển dựa vào mô hình “Phần mềm tự do” và việc phát triển phần mềm mã nguồn mở. Thành phần cơ bản của Linux là hạt nhân Linux (thường được gọi là nhân Linux – Linux kernel), là nhân hệ điều hành được phát triển bởi Linus Torvalds được công bố lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1991 với phiên bản 0.01.

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LINUX

1.Lịch sử của Unix

  • Năm 1965, Viện công nghệ Massachusetts (MIT: Massachusetts Institute of Technology) và Phòng thí nghiệm Bell của hãng AT&T thực hiện dự án xây dựng một hệ điều hành có tên gọi là Multics (MULTiplexed Information and Computing Service) với mục tiêu: tạo lập được một hệ điều hành phủ trên vùng lãnh thổ rộng (hoạt động trên tập các máy tính được kết nối), đa người dùng, có năng lực cao về tính toán và lưu trữ. Dự án nói trên thành công ở mức độ hết sức khiêm tốn và người ta đã biết đến một số khiếm khuyết khó khắc phục của Multics. Continue reading